Thông tin

- Ngày bầu cử: 20/7/1997

- Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,59%.

- Tổng số đại biểu được bầu: 450

- Cơ cấu thành phần của Quốc hội:

+ Công nhân: 4,66%

+ Nông dân:3,77%

+ Ðảng viên: 85%

+ Trình độ đại học và trên đại học: 91,33%

+ Dân tộc thiểu số: 17,33%

+ Phụ nữ: 26,2%

Đặc điểm và Dấu ấn nhiệm kỳ

Quốc hội khóa X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quốc hội khóa X có trọng trách tiếp tục thể chế hoá cương lĩnh và chiến lược của Ðảng; cụ thể hóa đường lối, chính sách mà Ðại hội Ðảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra.
Bám sát yêu cầu nhiệm vụ mới, Quốc hội khoá X đã bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân, từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, giảm dần tính hình thức, hiệu quả hoạt động ngày càng cao và được nhân dân tin cậy.
Trong cả nhiệm kỳ, Quốc hội khóa X đã thông qua 32 luật và bộ luật; 39 pháp lệnh. Trong đó, nổi bật là Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng. Quốc hội cũng đã ban hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã dành sự ưu tiên cho việc xây dựng và ban hành các luật, pháp lệnh về lĩnh vực kinh tế; trong đó chú trọng các vấn đề về doanh nghiệp, chính sách đầu tư, tín dụng, ngân hàng, tiếp tục cải cách chính sách thuế, chống tham nhũng, lãng phí, hội nhập khu vực và thế giới... như: Luật Doanh nghiệp, Luật Hải quan, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm, sửa đổi các Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh Chống tham nhũng, Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Bên cạnh việc ưu tiên thông qua luật, pháp lệnh để phát triển kinh tế, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã quan tâm đến việc thông qua các luật, pháp lệnh về các lĩnh vực xã hội. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh cần thiết để điều chỉnh các vấn đề xã hội bức xúc. Luật Phòng, chống ma tuý là cơ sở pháp lý quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn xã hội nguy hại này. Việc ban hành Pháp lệnh Người cao tuổi và Pháp lệnh Người tàn tật thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với các đối tượng đã có nhiều đóng góp cho xã hội, nay mất sức lao động hoặc những người bị khuyết tật, tạo điều kiện cho họ vươn lên ổn định cuộc sống riêng và tiếp tục đóng góp cho xã hội.
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh kịp thời các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường như: Luật Giáo dục, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Tài nguyên nước, Luật Di sản văn hoá, Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Quảng cáo, Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết về thực hiện phổ cập giáo dục THCS...
Nhằm tăng cường pháp chế XHCN, phát huy dân chủ, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành một số luật, pháp lệnh quan trọng, như: Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Pháp lệnh Luật sư…

Các kỳ họp nổi bật

* Kỳ họp thứ nhất họp từ ngày 18 đến 29/9/1997, tại Hà Nội

- Quốc hội đã bầu:

+ Chủ tịch nước: Trần Ðức Lương

+ Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Bình

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 14 thành viên

+ Chủ tịch Quốc hội: Nông Ðức Mạnh (đến tháng 6/2001), Nguyễn Văn An (từ tháng 6/2001)

+ Thủ tướng: Phan Văn Khải

+ Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao: Trịnh Hồng Dương

+ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Hà Mạnh Trí

+ Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Kinh tế và Ngân sách; Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Ủy ban Các vấn đề xã hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Ðối ngoại.

+ Trưởng đoàn Thư ký: Vũ Mão

Kỳ họp thứ 7 (từ ngày 9/5 đến 9/6/2000) Quốc hội phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

* Kỳ họp thứ 9 (từ ngày 22/5 đến 19/6/2001) Quốc hội bầu ông Nguyễn Văn An giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Quốc hội khóa X kéo dài 5 năm (1997-2002) với 11 kỳ họp.

Các Luật được Quốc hội khóa X thông qua

  • 7/1/2002 :
    Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 26/12/1997 :
    + Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    + Luật Các tổ chức tín dụng
  • 1/6/1998 :
    + Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
    + Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước
    + Luật Quốc tịch Việt Nam
    + Luật Tài nguyên nước
  • 11/12/1998 :
    + Luật Khiếu nại, tố cáo
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðất đai
    + Luật Giáo dục
  • 26/6/1999 :
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
    + Luật Doanh nghiệp
    + Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • 4/1/2000 :
    + Bộ luật Hình sự
    + Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất
  • 9/6/2000 :
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
  • 22/6/2000 :
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí
  • 22/12/2000 :
    + Luật Phòng, chống ma túy
    + Luật Kinh doanh bảo hiểm
  • 12/7/2001 :
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðất đai
    + Luật Giao thông đường bộ
    + Luật Phòng cháy, chữa cháy
    + Luật Di sản văn hóa
    + Luật Hải quan
  • 7/1/2002 :
    + Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) (thông qua ngày 18/12/2001)
    + Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) (thông qua ngày 24/12/2001)
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội
    Luật Tổ chức Toà án Nhân dân (sửa đổi) (thông qua ngày 25/3/2002)
  • 9/3/1998 :
    + Pháp lệnh Cán bộ, công chức
    + Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
    + Pháp lệnh Chống tham nhũng
  • 7/4/1998 :
    Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
  • 28/4/1998 :
    Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi)
  • 8/8/1998 :
    Pháp lệnh về Người tàn tật
  • 24/8/1998 :
    Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện Ðiều ước quốc tế
  • 1/12/1998 :
    Pháp lệnh sửa đổi Ðiều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (ban hành ngày 28/2/2000)
  • 5/1/1999 :
    + Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở
    + Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
  • 20/2/1999 :
    Pháp lệnh Du lịch
  • 8/5/1999 :
    + Pháp lệnh Phát hành công trái xây dựng Tổ quốc
    + Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • 6/7/1999 :
    Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao
  • 16/9/1999 :
    Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích
  • 18/10/1999 :
    Pháp lệnh Ðo lường
  • 4/1/2000 :
    + Pháp lệnh Thương phiếu
    + Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa
  • 12/5/2000 :
    + Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức
    + Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng
    + Pháp lệnh Người cao tuổi
    + Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
  • 1/8/2000 :
    Pháp lệnh sửa đổi Ðiều 18 của Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự
  • 7/9/2000 :
    + Pháp lệnh Ðê điều
    + Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão
  • 9/10/2000 :
    Pháp lệnh Thể dục thể thao
  • 11/1/2001 :
    + Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội
    + Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước
    + Pháp lệnh Thư viện
  • 15/4/2001 :
    + Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
    + Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia
  • 31/5/2001 :
    Pháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao
  • 8/8/2001 :
    + Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
    + Pháp lệnh Luật sư
  • 11/9/2001 :
    Pháp lệnh Phí và lệ phí
  • 30/11/2001 :
    Pháp lệnh Quảng cáo
    Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế được phê chuẩn
  • 9/6/2000 :
    Thông qua Nghị quyết số 36/2000/QH10 về việc phê chuẩn "Hiệp ước biên giới đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòaNhân dân Trung Hoa"
  • 4/12/2001 :
    Ban hành Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại.

Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1940
Quê quán: xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Chức vụ: Tổng Bí thư của Đảng khóa IX, X; Chủ tịch Quốc hội khóa IX, X (đến 6/2001)
Năm sinh: 1937
Quê quán: xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Điện phát dẫn
Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX; Bí thư Trung ương Đảng khóa IX; Chủ tịch Quốc hội khóa X (từ 6/2001), XI (đến 6/2006)

Phó Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1936
Quê quán: xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ Vật lý
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa VII, VIII; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa X
Năm sinh: 1945
Quê quán: xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Chức vụ: Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; (7/2002 - 7/2007)
Năm sinh: 1935
Quê quán: Xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Nông nghiệp
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa VII, VIII; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa X
Năm sinh: 1944
Quê quán: xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là TP Hà Nội)
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ chuyên ngành Quân sự
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa VIII, IX; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa X, XI
Năm sinh: 1942
Quê quán: Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa VIII, IX; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa X, XI