Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu các địa phương tổ chức việc vận động bầu cử phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch COVID.
Các hoạt động tiếp xúc cử tri sắp tới của các ứng cử viên thực sự là đợt sát hạch cuối cùng để cử tri, nhân dân cả nước gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng qua những lá phiếu bầu trong ngày bầu cử 23/5 tới.
Hội đồng Bầu cử Quốc gia quyết nghị công bố danh sách 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV.
Trong số 203 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở Trung ương, các cơ quan Đảng có 11 người; cơ quan Chủ tịch nước và các cơ quan tư pháp có 5 người...
Trong số 665 người ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương, người ứng cử là phụ nữ là 348 người; người ứng cử là người dân tộc thiểu số là 163 người; người ứng cử là người ngoài Đảng là 70 người.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước.
Đi bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là dịp để người dân thể hiện quyền làm chủ của mình, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp.
Trong lúc các cơ quan chức năng đang dốc sức chuẩn bị cho Ngày hội lớn của toàn dân, thì các thế lực thù địch lại bằng mọi chiêu bài, thủ đoạn nhằm phá hoại cuộc bầu cử.
Theo báo cáo Phát triển con người năm 2020 của UNDP, Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.
Trong những ngày qua, nhiều đoàn công tác của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã về các địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị bầu cử.
Tại hội nghị, các ứng cử viên người dân tộc thiểu số được truyền đạt những kiến thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc thiểu số, cũng như những kỹ năng vận động bầu cử.
Các Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, góp phần hoàn thành trọng trách của MTTQ đã được Đảng, Nhà nước, cử tri và nhân dân giao phó.
Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân, Hội đồng Bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập gồm từ 15-21 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tổ chức của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có sự thay đổi về số lượng đại biểu HĐND...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ Ban Công tác đại biểu tổng hợp kết quả hội nghị hiệp thương lần 3 của các tỉnh, thành và có báo cáo sớm với Hội đồng Bầu cử Quốc gia.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Các địa phương tiếp tục tổ chức hội nghị hiệp thương để lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực đã chia sẻ một số thông tin, đánh giá về tiến độ thực hiện kế hoạch tổ chức và phục vụ công tác bầu cử.
Việc tham gia bầu cử không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân Việt Nam, trong đó có chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo.
Lực lượng cảnh sát giao thông xây dựng các phương án huy động, bố trí lực lượng thường trực và ứng trực tại các nút giao thông trọng điểm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và các địa điểm tổ chức bầu cử.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh từ nay đến bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 không còn nhiều nhưng khối lượng công việc còn lại rất lớn.