Thông tin

- Ngày bầu cử: 6/4/1975

- Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,26%

- Tổng số đại biểu được bầu: 424

- Thành phần đại biểu Quốc hội:

+ Công nhân: 22%

+ Nông dân: 21%

+ Tri thức: 22%

+ Cán bộ chính trị: 23%

+ Dân tộc thiểu số: 16,7%

+ Phụ nữ: 32%

Đặc điểm và Dấu ấn nhiệm kỳ

Quốc hội khóa V được bầu trong không khí vui mừng, phấn khởi, đất nước sạch bóng quân xâm lược, nhân dân ta hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình. Quốc hội khóa V, bắt đầu nhiệm kỳ giữa lúc nhân dân ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cả nước thống nhất tiến lên CNXH. Quốc hội khóa V là Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quốc hội khóa V thể hiện đầy đủ bản chất là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nông. Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, động viên nhân dân ta thi đua xây dựng đất nước, củng cố lực lượng quốc phòng.
Quốc hội nhất trí phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, thể hiện ý chí mạnh mẽ, nguyện vọng thiết tha và sự nhất trí cao của toàn dân tộc về vấn đề thống nhất Tổ quốc trên cơ sở độc lập dân tộc và CNXH.
Quốc hội quyết định kế hoạch Nhà nước năm 1976, năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, mở đầu thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và XHCN.
* Kế tục sự nghiệp Quốc hội khóa I, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ khóa II đến khóa V đã trải qua 16 năm hoạt động (tháng 7/1960 - tháng 6/1976). Đây là những năm tháng hoạt động đầy thử thách quyết liệt trong bối cảnh, nhân dân ta phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Từ khóa I đến khóa V, trải qua 30 năm hoạt động, Quốc hội đã thông qua được hai bản hiến pháp và 22 luật, 18 pháp lệnh.

Các kỳ họp nổi bật

* Kỳ họp thứ nhất họp từ ngày 3 đến 6/6/1975, tại Hà Nội

- Quốc hội đã bầu:

+ Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng

+ Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết

+ Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh

+ Thủ tướng: Phạm Văn Ðồng

+ Các ủy ban: Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách; Ủy ban Dân tộc; Ủy ban Văn hóa và Xã hội; Ủy ban Thống nhất; Ủy ban Đối ngoại.

*  Kỳ họp thứ 2 (từ ngày 22 đến 27/12/1975) Quốc hội đã nhất trí phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc

Quốc hội khóa V là quốc hội ngắn nhất, từ 4/1975 đến tháng 4/1976, vì rút ngắn nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của đất nước thống nhất. 

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Năm sinh: 1907
Quê quán: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Chức vụ: Tổng Bí thư của Đảng (5/1941 - 10/1956) và (7/1986 - 12/1986); Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa II, III, IV, V, VI

Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Năm sinh: 1905
Quê quán: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Chức vụ: Bị khai trừ khỏi Đảng 1979
Năm sinh: 1907
Quê quán: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khoá II, III, IV, V, IV, VII
Năm sinh: 1907
Quê quán: Thừa Thiên Huế
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư công chính
Chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Khóa II, III, IV, V, VI
Năm sinh: 1909
Quê quán: xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng; Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội (1964-1981); Bộ trưởng Quốc phòng (9/1945 đến 2/3/1946)
Năm sinh: 1908
Quê quán: xã Long Hưng, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang)
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa II (từ 1955), III, IV; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa III, IV, V, VI
Năm sinh: 1912
Quê quán: xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chức vụ: Bí thư Trung ương Đảng khóa IV; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; Hội đồng Nhà nước (7/1981 - 6/1982)