Thông tin

- Ngày bầu cử: 8/5/1960

- Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%

- Tổng số đại biểu: 453

- Số đại biểu được bầu: 362

- Số đại biểu khóa I miền Nam lưu nhiệm: 91

- Cơ cấu thành phần của Quốc hội:

+ Công nhân: 13,8%

+ Nông dân: 12,7%

+ Trí thức: 28,5%

+ Cán bộ chính trị: 35,2%

+ Quân đội: 4,5%

+ Thành phần khác: 6,2%

Đặc điểm và Dấu ấn nhiệm kỳ

Quốc hội khóa II hoạt động trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Lao động Việt Nam (Ðảng Cộng sản Việt Nam ngày nay), nhân dân Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến hành sự nghiệp xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa: miền Bắc bắt đầu xây dựng CNXH và cùng miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hoạt động của Quốc hội khóa II đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam; đã thực thi những chính sách phù hợp về dân chủ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong những điều kiện cực kỳ khó khăn; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng đất nước ở miền Nam và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
Quốc hội thông qua năm đạo luật trọng yếu về tổ chức các cơ quan nhà nước ờ Trung ương và địa phương. Đó là: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Quốc hội cũng thông qua 261 nghị quyết và pháp lệnh nhằm kiện toàn bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ nhân dân, bảo vệ nhà nước, bảo vệ quyền lợi của công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 1959.
Hoạt động đối ngoại của Quốc hội ngày càng phong phú, đa dạng trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Quốc hội tập trung lên án sự leo thang chiến tranh, phá hoại hòa bình của Mỹ-ngụy; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.

Các kỳ họp nổi bật

* Kỳ họp thứ nhất họp từ ngày 6 đến 15/7/1960, tại Hà Nội

- Quốc hội bầu:

+ Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh

+ Phó Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 21 thành viên chính thức và 5 thành viên dự khuyết

+ Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh

+ Thủ tướng: Phạm Văn Ðồng

+ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Hoàng Quốc Việt

+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Văn Bạch

- Quốc hội cử các ủy ban: Ủy ban Dự án pháp luật, Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách

* Kỳ họp thứ 4 họp ngày 26/4/1962,  Quốc hội ra tuyên bố chống chính sách xâm lược quân sự của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam

* Kỳ họp thứ 6 họp từ ngày 29/4 đến 4/5/1963

Quốc hội đã thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH; tiếp tục cải tạo XHCN, vừa củng cố và hoàn thiện sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt, đồng thời tăng cường củng cố quốc phòng, giữ gìn trật tự an ninh bảo vệ sự nghiệp xây dựng XHCN, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

Quốc hội khóa II kéo dài bốn năm (1960-1964), với tám kỳ họp.

Các Luật được Quốc hội khóa II thông qua

  • 26/7/1960 :
    + Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
    + Luật Tổ chức Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
    + Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
    + Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân
  • 10/11/1962 :
    + Luật Sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự
    + Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp
  • 23/10/1961 :
    Pháp lệnh về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp
  • 30/3/1961 :
    Pháp lệnh Quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức các Tòa án nhân dân địa phương
  • 4/10/1961 :
    Pháp lệnh Quy định việc quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy
  • 16/9/1961 :
    Pháp lệnh Ðặt Huân chương và Huy chương Chiến sĩ vẻ vang
  • 12/8/1961 :
    Pháp lệnh Quy định chế độ phục vụ của sĩ quan công an nhân dân vũ trang
  • 18/4/1962 :
    Pháp lệnh Quy định cụ thể về tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
  • 20/7/1962 :
    + Pháp lệnh Quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
    + Pháp lệnh Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
  • 5/4/1963 :
    Pháp lệnh Quy định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy
  • Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế được phê chuẩn :
    4 hiệp ước/hiệp định song phương
  • 13/6/1963 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Lãnh sự giữa Việt Nam và Tiệp Khắc
  • 7/1/1963 :
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước Thương mại và Hàng hải giữa Việt Nam và Triều Tiên
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước Thương mại và Hàng hải giữa Việt Nam và Trung Hoa
  • 24/11/1963 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bưu chính và Điện chính giữa Việt Nam và Cuba

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Năm sinh: 1907
Quê quán: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Chức vụ: Tổng Bí thư của Đảng (5/1941 - 10/1956) và (7/1986 - 12/1986); Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa II, III, IV, V, VI

Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Năm sinh: 1905
Quê quán: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Chức vụ: Bị khai trừ khỏi Đảng 1979
Năm sinh: 1912
Quê quán: xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chức vụ: Bí thư Trung ương Đảng khóa IV; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; Hội đồng Nhà nước (7/1981 - 6/1982)
Năm sinh: 1907
Quê quán: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khoá II, III, IV, V, IV, VII
Năm sinh: 1907
Quê quán: Thừa Thiên Huế
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư công chính
Chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Khóa II, III, IV, V, VI
Năm sinh: 1909
Quê quán: xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng; Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội (1964-1981); Bộ trưởng Quốc phòng (9/1945 đến 2/3/1946)
Năm sinh: 1906
Quê quán: xã Mỹ Chánh, Chợ Mới, Long Xuyên (nay xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang)
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Y khoa
Chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Khóa II, III