Thông tin

Ngày hội của toàn dân

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào ngày Chủ nhật 23/5/2021 trên phạm vi toàn quốc, với gần 85.000 điểm bầu cử, để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và hàng nghìn đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp - cơ quan quyền lực cao nhất tại địa phương.

Diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện với những dấu ấn nổi bật trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, đặc biệt là diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp được tiếp thêm động lực mạnh mẽ, có thêm nhiều yếu tố thuận lợi cơ bản trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực; âm mưu hoạt động chống phá bầu cử của các thế lực thù địch, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang lây lan tại một số địa phương và nhiều nước trong khu vực. 

Ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết công bố ngày bầu cử là ngày Chủ nhật 23/5/2021, công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đã được cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương triển khai khẩn trương, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật. Hội đồng Bầu cử, các cấp Ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức phụ trách bầu cử đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời việc triển khai kế hoạch bầu cử, ban hành các văn bản có liên quan đến  công tác bầu cử, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm cho quá trình bầu cử đạt kết qủa tốt. Các hội nghị hiệp thương ở các cấp được thực hiện dân chủ, công khai và đúng pháp luật. Việc niêm yết danh sách cử tri và tiểu sử của những người ứng cử được thực hiện kịp thời, thuận tiện cho cử tri và nhân dân nghiên cứu, theo dõi. Việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử được thực hiện theo đúng tiến độ. Các khiếu nại, tố cáo liên quan đến bầu cử được giải quyết kịp thời, đúng luật định; tình hình an ninh chính trị, trật tự-an toàn xã hội được bảo đảm; cơ sở vật chất phục vụ cuộc bầu cử được chuẩn bị chu đáo; công tác thông tin, tuyên truyền bầu cử được triển khai tích cực. Các cấp, các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều sáng tạo trong cách thức tuyên truyền, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của cử tri và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử.

Tham gia bầu cử khẳng định ý thức chính trị, trách nhiệm công dân và lòng yêu nước của nhân dân ta, thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước. Đó là yếu tố quan trọng để cuộc bầu cử thật sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, là dấu mốc quan trọng để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Cuối tháng 4/2021, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã công bố danh sách 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV.

Với quy trình chặt chẽ 5 bước lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, những người được đưa vào danh sách ứng cử viên chính thức đều hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ để cử tri bầu chọn.

Trúng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp là một vinh dự lớn đối với mỗi đại biểu, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề trước cử tri và đất nước. Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Vì vậy, đại biểu phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan. Đại biểu dân cử phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đặc điểm và Dấu ấn nhiệm kỳ

Đặc điểm và dấu ấn nhiệm kỳ

Các kỳ họp nổi bật

Các kỳ họp nổi bật

Các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua


  • Các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua

Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1962
Quê quán: xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế
Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị; Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đoàn ĐBQH: Hậu Giang
Đạt 90,27% số phiếu

Phó Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1964
Quê quán: xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Luật, Cử nhân Luật quốc tế
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCH Việt Nam
Đoàn ĐBQH: Thái Bình
Đạt 86,23% số phiếu
Năm sinh: 1961
Quê quán: xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Tài chính-Tín dụng, Cử nhân Tài chính
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCH Việt Nam
Đoàn ĐBQH: Quảng Nam
Đạt 80,97% số phiếu
Năm sinh: 1961
Quê quán: phường Phổ Vinh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đoàn ĐBQH: Quảng Ngãi
Đạt 85,22% số phiếu
Năm sinh: 1967
Quê quán: xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Cử nhân Luật, Đại học Thanh vận
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đoàn ĐBQH: Ninh Bình
Đạt 97,39% số phiếu

Đại biểu quốc hội

Năm sinh: 1979
Quê quán: xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Cử nhân Quản lý văn hóa
Chức vụ: Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng
Đoàn ĐBQH: Cao Bằng
Đạt 69,55% số phiếu
Năm sinh: 1971
Quê quán: xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế chính trị, Cử nhân Địa lý, Cử nhân Chính trị
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Đoàn ĐBQH: Bình Thuận
Đạt 78,89% số phiếu
Năm sinh: 1977
Quê quán: thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Sinh thái học; Cử nhân Sư phạm sinh vật, tiếng Anh
Chức vụ: Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Long An
Đoàn ĐBQH: Long An
Đạt 53,93% số phiếu
Năm sinh: 1968
Quê quán: xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Quản lý công, Thạc sĩ Công nghệ thông tin, Cử nhân Luật kinh tế
Chức vụ: Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Đoàn ĐBQH: Thái Bình
Đạt 86,26% số phiếu