Thông tin

- Ngày bầu cử: 26/4/1981

- Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,96%

- Tổng số đại biểu được bầu: 496 (trong nhiệm kỳ khóa VII có 6 đại biểu từ trần, đã bầu bổ sung 6 đại biểu)

- Cơ cấu thành phần của Quốc hội:

+ Công nhân: 20,16%

+ Nông dân: 18,64%

+ Ðảng viên: 84,12%

+ Trí thức: 22,17%

+ Dân tộc thiểu số: 14,91%

+ Phụ nữ: 21,77%

Đặc điểm và Dấu ấn nhiệm kỳ

Quốc hội khóa VII, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1980. Quốc hội đã phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân trong việc củng cố và hoàn thiện chế độ làm chủ tập thể; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo tiền đề để Nhà nước thực hiện quản lý mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã thông qua một số Luật quan trọng, như: Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Luật Tổ chức Toà án nhân dân.
Ngoài các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước được ban hành theo Hiến pháp 1980, đáng chú ý là lần đầu tiên Quốc hội đã ban hành Bộ Luật Hình sự và Luật Hôn nhân và gia đình.
Quốc hội khóa VII, là Quốc hội của thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, đã đẩy mạnh công tác lập pháp, tăng cường công tác giám sát và việc quyết định các vấn đề quan trọng khác để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước. Xác định nguyên tắc, phương hướng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Quốc hội khóa VII cũng tranh thủ các diễn đàn Liên minh Nghị viện để nêu rõ quan điểm, lập trường của Việt Nam, ủng hộ những sáng kiến hòa bình, đảm bảo an ninh chung của nhân loại, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Các kỳ họp nổi bật

* Kỳ họp thứ nhất họp từ ngày 24/6 đến 4/7/1981, tại Hà Nội

- Quốc hội bầu:

+ Hội đồng Nhà nước gồm 12 thành viên

+ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Trường Chinh

+ Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Hữu Thọ

+ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Văn Ðồng

+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Hưng

+ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Lê

- Quốc hội thành lập: Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội, gồm: Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách; Ủy ban Văn hóa và Giáo dục; Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật; Ủy ban Y tế và Xã hội; Ủy ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Ủy ban Ðối ngoại.

*Kỳ họp thứ 9 (từ ngày 21 đến 27/6/1985) Quốc hội thông qua Bộ Luật Hình sự

* Kỳ họp thứ 12 (từ ngày 23 đến 29/12/1986) Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và gia đình

Quốc hội khóa VII kéo dài 6 năm (1981-1987), với 12 kỳ họp.

Các Luật được Quốc hội khóa VII thông qua

  • 11/7/1981 :
    Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 13/7/1981 :
    + Luật tổ chức Tòa án nhân dân
    + Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân
  • 14/7/1981 :
    Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 10/1/1982 :
    + Luật nghĩa vụ quân sự
    + Luật về sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • 9/7/1983 :
    Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân
  • 2/1/1984 :
    Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
  • 9/7/1985 :
    Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 3/1/1987 :
    Luật Hôn nhân và gia đình
  • 3/12/1981 :
    Pháp lệnh Quy định việc xét và giải quyết các khiếu tố, tố cáo của công dân
  • 23/5/1981 :
    Pháp lệnh Trừng trị tội hối lộ
  • 10/7/1982 :
    Pháp lệnh Trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép
  • 11/12/1982 :
    Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia
  • 3/3/1983 :
    Pháp lệnh về Thuế Nông nghiệp
  • 11/3/1983 :
    Pháp lệnh sửa đổi một số điều về Thuế Công thương nghiệp
  • 28/11/1983 :
    Pháp lệnh về việc Phát hành công trái xây dựng Tổ quốc
  • 4/4/1984 :
    Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh
  • 3/6/1985 :
    Pháp lệnh bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc
  • 4/6/1985 :
    + Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc
    + Pháp lệnh quy định về giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước
  • 13/9/1985 :
    Pháp lệnh về việc Phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ
  • 3/1/1986 :
    + Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự
    + Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự
  • 8/11/1986 :
    Pháp lệnh sửa đổi việc tính các định mức bằng tiền trong Ðiều lệ thuế công thương nghiệp và Ðiều lệ thuế hàng hóa
  • 16/6/1981 :
    Nghị quyết phê chuẩn Công ước về quy chế pháp chế, quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức kinh tế liên quốc gia
  • 28/8/1981 :
    Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư I ngày 6/8/1977 bổ sung các Công ước Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 1949
  • 29/10/1981 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Cuba
  • 30/11/1981 :
    Nghị quyết phê chuẩn Công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
  • 22/1/1982 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Việt Nam và Liên Xô
  • 30/11/1982 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Cuba
  • 15/12/1982 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Pháp
  • 30/3/1983 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Tiệp Khắc
  • 31/8/1983 :
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia
    + Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư tại Môngtơrêan ngày 30 tháng 9 năm 1977
  • 31/8/1984 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Nicaragoa
  • 30/1/1985 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Lào
  • 27/2/1985 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hunggari
  • 26/3/1985 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Việt Nam và Cuba
  • 26/3/1985 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Việt Nam và Hunggari
  • 28/10/1985 :
    Nghị quyết về phê chuẩn Công ước về năng lực pháp lý, quyền ưu đãi và miễn trừ của Hội đồng Tương trợ kinh tế mà Chính phủ Việt Nam ký với Chính phủ Ba Lan
  • 21/12/1985 :
    Nghị quyết phê chuẩn Công ước quốc tế về viễn thông
  • 1/4/1986 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào"
  • 30/1/1986 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định quy hoạch biên giới giữa Việt Nam và Campuchia
  • 16/2/1987 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề về dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Bungari.

Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1910
Quê quán: huyện Bến Lức, tỉnh Long An
Chức vụ: Quyền Chủ tịch nước (4/1980 - 7/1981); Chủ tịch Quốc hội khóa VII (1981-1987)

Phó Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1912
Quê quán: xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chức vụ: Bí thư Trung ương Đảng khóa IV; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; Hội đồng Nhà nước (7/1981 - 6/1982)
Năm sinh: 1913
Quê quán: Tây Mỗ, xã Hữu Hưng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VII; Đại biểu Quốc hội: Khóa I, II, III, IV, V, VI, VII
Năm sinh: 1907
Quê quán: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khoá II, III, IV, V, IV, VII
Năm sinh: 1939
Quê quán: làng Ri Mek, xã Đắk Môn, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa IV (dự khuyết), V; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VII
Năm sinh: 1922
Quê quán: bản Bùa Thượng, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VII; Đại biểu Quốc hội: Khóa III, IV, V, VI, VII
Năm sinh: 1925
Quê quán: xã Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa VII; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VII, VIII
Năm sinh: 1909
Quê quán: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VII; Đại biểu Quốc hội: Khóa VI, VII
Năm sinh: 1916
Quê quán: xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang)
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VII
Năm sinh: 1912
Quê quán: xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Trình độ chuyên môn: Luật sư
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VII