Thông tin

- Ngày bầu cử: 22/5/2011

- Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,51% (62.010.266 người)

- Tổng số đại biểu được bầu: 500

- Cơ cấu thành phần của Quốc hội:

+ Đại biểu chuyên trách: 31,3%

+ Đại biểu không chuyên trách: 68,7%

+ Đại biểu tái cử: 33,4%

+ Đại biểu tự ứng cử: 0,8%

+ Đại biểu do Trung ương giới thiệu: 33,4%

+ Đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương: 66,6%

+ Tham gia Quốc hội lần đầu: 66,6%

+ Đảng viên: 91,6%

+ Ngoài đảng: 8,4%

+ Trình độ trên đại học: 45,8%

+ Trình độ đại học: 52,4%

+ Dân tộc thiểu số: 15,6%

+ Phụ nữ: 24,4%

+ Dưới 40 tuổi: 12,4%

Đặc điểm và Dấu ấn nhiệm kỳ

Quốc hội khóa XIII triển khai các hoạt động của mình trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; ở trong nước có những thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Trong nhiệm kỳ, Quốc hội đã triển khai khối lượng lớn công việc về lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng và giám sát tối cao; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
* Ban hành Hiến pháp năm 2013, hoàn thành hệ thống văn bản pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp
Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013 và căn bản hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các đạo luật theo tinh thần của Hiến pháp.
Hiến pháp năm 2013 là bản hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế. Với Hiến pháp năm 2013, những giá trị cốt lõi, nền tảng của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 được tiếp tục kế thừa và phát triển. Hiến pháp đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng ta, niềm tin, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số Nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Hiến pháp đề cao quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân trong việc thực hiện các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đồng thời khẳng định các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; xác định các nguyên tắc cơ bản để đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước, bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước.
Thành tựu nổi bật của nhiệm kỳ khóa XIII là Quốc hội đã làm tròn trọng trách ban hành Hiến pháp năm 2013 và căn bản hoàn thành việc cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hội nhập quốc tế.
* Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước
Trong nhiệm kỳ, Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; nhiều lần điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và hằng năm sát hợp với thực tiễn; đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Trong nhiệm kỳ, đã có nhiều quyết sách đồng bộ để ứng phó kịp thời với tình hình; bảo đảm thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thận trọng, linh hoạt; giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kém hiệu quả; có các giải pháp mạnh mẽ bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phục hồi đà tăng trưởng kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân... Nhiều quyết định đã góp phần giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của cuộc sống, như: quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, hồ chứa; đấu tranh, phòng chống tội phạm; hỗ trợ ngân sách đóng tàu đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo; xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số; tiếp nhận người nghiện ma túy vào các cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội; tăng lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách còn khó khăn..., được đông đảo cử tri hoan nghênh.
* Tiến hành giám sát có trọng tâm, trọng điểm
Cùng với hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều đổi mới.
Hoạt động chất vấn của Quốc hội đề cao tinh thần xây dựng, tính dân chủ, công khai, tranh luận, đối thoại và ý thức trách nhiệm, tự phê bình của người được chất vấn.
Giám sát chuyên đề được tăng cường, tập trung vào những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đời sống. Các nghị quyết, kiến nghị giám sát về cơ bản đúng, trúng những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và được tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả rõ rệt.
Quốc hội tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới hoạt động giám sát. Việc “tái” giám sát được tiến hành thường xuyên, trước hết là xem xét kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, kỳ họp sau phải báo cáo kết quả thực hiện những điều đã hứa, những giải pháp đã đưa ra trong lần chất vấn trước. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã tiến hành “chất vấn toàn khóa” đối với những người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ. Như vậy, có thể nói Quốc hội đã theo dõi, giám sát “đến cùng” việc thực hiện nghị quyết Quốc hội, rút ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chức năng quan trọng này.
Trong nhiệm kỳ, Quốc hội hai lần thay mặt nhân dân cả nước thực hiện quyền giám sát tối cao trong việc đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã thúc đẩy những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn không ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, tạo chuyển biến rõ rệt trong trong một số ngành, lĩnh vực.
* Hoạt động đối ngoại của Quốc hội được tăng cường
Với vai trò là Chủ tịch, Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đồng liên minh nghị viện Thế giới (IPU-132) với chủ đề Các mục tiêu phát triển bền vững: biến lời nói thành hành động và thông qua Tuyên bố Hà Nội đã góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại giao nghị viện, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đánh dấu tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước chúng ta.
Nhiều hoạt động đối ngoại song phương, đa phương được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt với nghị viện các nước và các tổ chức quốc tế, đưa các mối quan hệ này phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, ưu tiên phát triển quan hệ với các đối tác quan trọng, truyền thống như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nghị viện Châu Âu…; tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại có nhiều cải tiến cả về nội dung và hình thức, góp phần tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực phản động, thù địch.

Các kỳ họp nổi bật

* Kỳ họp thứ nhất họp từ ngày 21/7 đến ngày 6/8/2011, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu:

- Chủ tịch nước: Trương Tấn Sang

- Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Doan

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 18 thành viên

- Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng

- Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Tấn Dũng

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Trương Hòa Bình

- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Nguyễn Hòa Bình

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Tư pháp; Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Ủy ban Các vấn đề xã hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Ðối ngoại

- Ðoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội gồm 13 người; Trưởng đoàn thư ký: Nguyễn Hạnh Phúc

- Các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội: Ban Công tác đại biểu; Ban Dân nguyện; Viện Nghiên cứu lập pháp

* Kỳ họp thứ 6 họp từ 21/10 đến 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013

* Kỳ họp thứ 9 họp từ 20/5 đến 26/6/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

* Kỳ họp thứ 11 họp từ 21/3 đến 12/4/2016, Quốc hội đã bầu +Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

+ Chủ tịch nước Trần Đại Quang

+ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Quốc hội khóa XIII kéo dài 5 năm (2011-2016) với 11 kỳ họp.

Các Luật được Quốc hội khóa XIII thông qua

  • 11/11/2011 :
    + Luật lưu trữ
    + Luật khiếu nại
    + Luật tố cáo
    + Luật đo lường
  • 26/11/2011 :
    Luật cơ yếu
  • 18/6/2012 :
    + Luật bảo hiểm tiền gửi
    + Luật phòng, chống rửa tiền
    + Luật giáo dục đại học
    + Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá
    + Bộ luật lao động
  • 20/6/2012 :
    + Luật giá
    + Luật công đoàn
    + Luật giám định tư pháp
    + Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
    + Luật xử lý vi phạm hành chính
  • 21/6/2012 :
    + Luật quảng cáo
    + Luật tài nguyên nước
    + Luật biển Việt Nam
  • 20/11/2012 :
    + Luật xuất bản
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
    + Luật dự trữ quốc gia
    + Luật hợp tác xã
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực
  • 21/11/2012 :
    Luật thủ đô
  • 22/11/2012 :
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
  • 23/11/2012 :
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng
  • 12/6/2013 :
    Luật phòng, chống khủng bố
  • 18/6/2013 :
    Luật khoa học và công nghệ
  • 19/6/2013 :
    + Luật giáo dục quốc phòng và an ninh
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
    + Luật phòng, chống thiên tai
  • 20/6/2013 :
    + Luật hòa giải ở cơ sở
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú
    + Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp
  • 16/11/2013 :
    + Luật việc làm
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng
  • 22/11/2013 :
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy
  • 25/11/2013 :
    + Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật
    + Luật tiếp công dân
    + Luật đấu thầu
    + Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
    + Luật đất đai
    + Hiến pháp
  • 13/6/2014 :
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế
  • 16/6/2014 :
    Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
  • 17/6/2014 :
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa
  • 18/6/2014 :
    + Luật đầu tư công
    + Luật xây dựng
  • 19/6/2014 :
    + Luật phá sản
    + Luật hôn nhân và gia đình
  • 20/6/2014 :
    Luật công chứng
  • 23/6/2014 :
    + Luật hải quan
    + Luật bảo vệ môi trường
  • 24/6/2014 :
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam
  • 20/11/2014 :
    + Luật tổ chức Quốc hội
    + Luật bảo hiểm xã hội
    + Luật căn cước công dân
    + Luật hộ tịch
  • 21/11/2014 :
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam
  • 24/11/2014 :
    + Luật tổ chức Tòa án nhân dân
    + Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
  • 25/11/2014 :
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự
    + Luật nhà ở
    + Luật kinh doanh bất động sản
  • 26/11/2014 :
    + Luật đầu tư
    + Luật doanh nghiệp
    + Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế
  • 27/11/2014 :
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
    + Luật Công an nhân dân
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề
  • 9/6/2015 :
    Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • 19/6/2015 :
    + Luật tổ chức Chính phủ
    + Luật tổ chức chính quyền địa phương
    + Luật nghĩa vụ quân sự
    + Luật thú y
  • 22/6/2015 :
    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • 24/6/2015 :
    Luật Kiểm toán nhà nước
  • 25/6/2015 :
    + Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
    + Luật ngân sách nhà nước
    + Luật an toàn, vệ sinh lao động
    + Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
  • 19/11/2015 :
    Luật an toàn thông tin mạng
  • 20/11/2015 :
    + Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
    + Luật kế toán
  • 23/11/2015 :
    + Luật thống kê
    + Luật khí tượng thủy văn
    24/11/2015 Bộ luật dân sự
  • 25/11/2015 :
    + Bộ luật tố tụng dân sự
    + Luật tố tụng hành chính
    + Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
    + Bộ luật hàng hải
    + Luật trưng cầu ý dân
    + Luật phí, lệ phí
  • 26/11/2015 :
    + Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
    + Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự
  • 27/11/2015 :
    + Bộ luật hình sự
    + Bộ luật tố tụng hình sự
  • 10 Pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua :
  • 22/3/2012 :
    Pháp lệnh hợp nhất văn bản QPPL
  • 28/3/2012 :
    Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng
  • 16/4/2012 :
    Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
  • 16/7/2012 :
    Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
  • 20/10/2012 :
    Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
  • 18/3/2013 :
    Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối
  • 12/7/2013 :
    Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
  • 23/12/2013 :
    Pháp lệnh cảnh sát cơ động
  • 20/01/2014 :
    Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
  • 23/12/2014 :
    Pháp lệnh cảnh sát môi trường.

Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1946
Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế
Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI; Chủ tịch Quốc hội khóa XIII (đến 3/2016)
Năm sinh: 1954
Quê quán: xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kinh tế; Cử nhân chuyên ngành Tài chính-Ngân sách nhà nước
Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (đến 3/2016); Chủ tịch Quốc hội khóa XIII (từ 3/2016), XIV (đến 3/2021)

Phó Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1954
Quê quán: phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật
Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (7/2007 - 3/2021)
Năm sinh: 1955
Quê quán: xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Luật
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI, XII; Phó Chủ tịch Quốc hội (7/2007 - 3/2021)
Năm sinh: 1954
Quê quán: xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kinh tế; Cử nhân chuyên ngành Tài chính-Ngân sách nhà nước
Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (đến 3/2016); Chủ tịch Quốc hội khóa XIII (từ 3/2016), XIV (đến 3/2021)
Năm sinh: 1951
Quê quán: phường Hòa Quí, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học quân sự, Chỉ huy tham mưu cao cấp
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa X, XI; Phó Chủ tịch Quốc hội (7/2007 - 4/2016)