Thông tin

- Ngày bầu cử: 6/1/1946

- Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 89%

- Tổng số đại biểu Quốc hội: 403

- Số đại biểu được bầu: 333

- Số đại biểu không qua bầu cử: 70 (gồm 20 đại biểu thuộc Việt Nam Cách mệnh Ðồng minh Hội [Việt Cách] và 50 đại biểu thuộc Việt Nam Quốc dân Ðảng [Việt Quốc] theo thỏa thuận trước cuộc bầu cử đạt được ngày 24/12/1945 giữa Việt Minh [Việt Nam Ðộc lập Ðồng minh Hội] với Việt Cách và Việt Quốc). Việc này thể hiện chủ trương của Việt Minh về hòa hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

- Cơ cấu thành phần của Quốc hội:

+ Công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng: 87%

+ Các đảng phái khác nhau: 57%

+ Không đảng phái: 43%

+ Dân tộc thiểu số: 10,2%

+ Phụ nữ: 3%

Đặc điểm và Dấu ấn nhiệm kỳ

Quốc hội khóa I là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới.
Quốc hội ra đời trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh quyết liệt giành và bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Sự ra đời của Quốc hội vừa là thành quả vừa là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Quốc hội khóa I là Quốc hội của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân.
Thông qua 12 kỳ họp, đặc biệt là các hoạt động của Ban Thường trực, Quốc hội luôn có mặt bên cạnh Chính phủ để chỉ đạo công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Quốc hội đã thông qua hai bản Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959), trong đó có bản Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên mở ra tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN ở Việt Nam.
Trong điều kiện cả nước vừa phải hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc vừa phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ, Quốc hội khóa I đã góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, với Chiến thắng Ðiện Biên Phủ lừng lẫy, đưa miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn của cách mạng, kháng chiến, kiến quốc, là hạt nhân đoàn kết dân tộc, đoàn kết Quốc hội, là người vạch đường dẫn lối cho Quốc hội vượt qua những giây phút hiểm nghèo của lịch sử, hướng Quốc hội vào những quyết sách lớn, đưa dân tộc Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang. Người chính là linh hồn của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Các kỳ họp nổi bật

* Kỳ họp thứ nhất họp ngày 2/3/1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội

Quốc hội khóa I kéo dài từ tháng 1/1946 đến tháng 5/1960, với 12 kỳ họp 

- Quốc hội đã công nhận:

+ Danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu

+ Danh sách Kháng chiến Ủy viên Hội, với Chủ tịch là ông Võ Nguyên Giáp

+ Danh sách Quốc gia Cố vấn đoàn, với ông Cố vấn Tối cao Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Ðại) làm Ðoàn trưởng

- Quốc hội đã bầu:

+ Ban Thường trực Quốc hội do ông Nguyễn Văn Tố làm Trưởng Ban

+ Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người

* Kỳ họp thứ 2 họp từ ngày 28/10 đến 9/11/1946:

- Quốc hội bầu Ban Thường trực Quốc gồm 18 thành viên do ông Bùi Bằng Đoàn làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội

- Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946

* Kỳ họp thứ 5 họp từ ngày 15 đến 20/9/1955:

- Quốc hội đề ra đường lối, phương châm đấu tranh thi hành Hiệp định Geneva, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ; phương hướng và giải pháp khôi phục kinh tế, củng cố miền Bắc làm cơ sở cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, thống nhất đất nước.

- Quốc hội quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc huy

- Quốc hội bầu ông Tôn Đức Thắng làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội

* Kỳ họp thứ 11 họp ngày 18/12/1959:

- Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1959

Các Luật được Quốc hội khóa I thông qua

  • 9/11/1946 :
    Thông qua Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946
  • 1/1/1960 :
    Ban hành Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1960 (Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959)
  • 8/11/1946 :
    Thông qua Dự án Luật Lao động
  • 19/12/1953 :
    Ban hành Luật Cải cách ruộng đất
  • 20/5/1957 :
    + Ban hành Luật Ðảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân
    + Ban hành Luật Quy định quyền lập hội
    + Ban hành Luật Quy định quyền tự do hội họp
    + Ban hành Luật về Chế độ báo chí
  • 5/11/1957 :
    Ban hành Luật Công đoàn
  • 14/9/1957 :
    + Thông qua Luật Quy định chế độ xuất bản
    + Thông qua Luật Quy định Những trường hợp phạm pháp quả tang và Những trường hợp khẩn cấp
    + Thông qua Luật Quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp
    + Thông qua Luật Cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế
    + Thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (ban hành ngày 31/5/1958)
  • 31/5/1958 :
    Ban hành Luật Quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • 13/1/1960 :
    + Ban hành Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
    + Ban hành Luật Hôn nhân và gia đình
  • 28/4/1960 :
    Ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự.

Trưởng ban Thường trực Quốc hội

Năm sinh: 1889
Quê quán: Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)
Chức vụ: Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1/1946 - 11/1946); Đại biểu Quốc hội: Khóa I
Năm sinh: 1889
Quê quán: Làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)
Chức vụ: Trưởng ban Thường trực Quốc hội (11/1946 - 4/1955); Đại biểu Quốc hội: Khóa I
Năm sinh: 1888
Quê quán: xã Mỹ Hoà Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa II, III, IV; Trưởng ban Thường trực Quốc hội (9/1955 - 9/1960); Chủ tịch nước (9/1969 - 6/1981)

Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội

Năm sinh: 1901
Chức vụ: Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội: Khóa I (3/1946 - 11/1946); Đại biểu Quốc hội: Khóa I
Năm sinh: 1906
Quê quán: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị khóa II, III, IV, V; Bí thư Trung ương Đảng khóa II; Thủ tướng Chính phủ (1955-1981); Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; (1981-1987)