Thông tin

- Ngày bầu cử: 19/4/1987

- Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,75%

- Tổng số đại biểu được bầu: 496

- Cơ cấu thành phần của Quốc hội:

+ Công nhân: 20%

+ Nông dân: 21%

+ Ðảng viên: 93%

+ Trí thức: 24,9%

+ Dân tộc thiểu số: 14%

+ Phụ nữ: 18%

Đặc điểm và Dấu ấn nhiệm kỳ

Quốc hội khóa VIII là Quốc hội của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng.
Quốc hội đã thực hiện sứ mệnh cao cả mở đường cho công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta về mặt Nhà nước. Tiến hành đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định: Lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề trọng đại về quốc kế-dân sinh, về đối nội và đối ngoại, trong đó đặc biệt là hoạt động lập hiến và lập pháp.
Quốc hội khóa VIII đã họp 11 kỳ để xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm ổn định kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ quốc tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, vững bước trên con đường XHCN.
Quốc hội khóa VIII đã sửa đổi và ban hành Hiến pháp năm 1992, thông qua nhiều đạo luật và các văn bản pháp quy quan trọng thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta.
Với phương châm đổi mới tư duy pháp lý, công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa VIII đã được thực hiện một cách tích cực. Trong 5 năm hoạt động, Quốc hội đã ban hành 2 bộ luật và 25 luật… Trong đó, nhiều đạo luật quan trọng về kinh tế, như: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân… lần đầu tiên được ban hành đã thể chế hóa đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế phát triển, văn hóa, giáo dục đạt được nhiều kết quả tốt. Việc xây dựng và tăng cường Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có bước phát triển mới; quan hệ đối ngoại được mở rộng; quốc phòng an ninh được củng cố.

Các kỳ họp nổi bật

* Kỳ họp thứ nhất họp từ ngày 17 đến 22/6/1987, tại Hà Nội

- Quốc hội đã bầu:

+ Hội đồng Nhà nước, gồm 15 thành viên

+ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Võ Chí Công

+ Chủ tịch Quốc hội: Lê Quang Ðạo

+ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Hùng (đến 10/3/1988), quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (từ tháng 3/1988 đến tháng 6/1988), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ðỗ Mười (từ tháng 6/1988 đến tháng 8/1991)

+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Phạm Hưng

+ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Quyết

+ Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban Thường trực của Quốc hội gồm: Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách; Ủy ban Văn hoá và Giáo dục; Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật; Ủy ban Y tế và Xã hội; Ủy ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Ủy ban Ðối ngoại.

* Kỳ họp thứ 11 (từ ngày 24/3 đến 15/4/1992), Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

Quốc hội khóa VIII kéo dài 5 năm (1987-1992), với 11 kỳ họp.

Các Luật được Quốc hội khóa VIII thông qua

  • 18/4/1992 :
    Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
  • 8/1/1988 :
    Luật Đất đai
  • 9/1/1988 :
    Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • 9/7/1988 :
    + Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    + Luật Quốc tịch Việt Nam
  • 11/1/1988 :
    Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch
  • 4/1/1989 :
    + Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
    + Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
  • 11/7/1989 :
    + Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân
    + Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
    + Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
  • 2/1/1990 :
    + Luật Báo chí
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
  • 30/6/1990 :
    Bộ luật Hàng hải Việt Nam
  • 7/7/1990 :
    + Luật Công đoàn
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • 8/8/1990 :
    + Luật Thuế doanh thu
    + Luật Thuế Lợi tức
    + Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt
  • 12/7/1990 :
    Bộ luật Hàng hải Việt Nam
  • 2/1/1991 :
    + Luật Công ty
    + Luật Doanh nghiệp tư nhân
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
  • 16/8/1991 :
    + Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
    + Luật Phổ cập giáo dục tiểu học
    + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
  • 19/8/1991 :
    Luật Bảo vệ và phát triển rừng
  • 4/1/1992 :
    + Luật Hàng không dân dụng Việt Nam
    + Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
  • 18/4/1992 :
    + Luật Bầu cử Ðại biểu Quốc hội
    + Luật Tổ chức Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 14/11/1987 :
    Pháp lệnh về Lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam
  • 28/11/1987 :
    Pháp lệnh bổ sung, sửa đổi một số điều trong Ðiều lệ về thuế công thương nghiệp và Ðiều lệ về thuế hàng hóa
  • 30/12/1987 :
    Pháp lệnh Tổ chức luật sư
  • 20/5/1988 :
    Pháp lệnh về Kế toán và thống kê
  • 10/12/1988 :
    Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam
  • 22/11/1988 :
    Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích
  • 13/3/1989 :
    Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Pháp lệnh, Ðiều lệ về Thuế công thương nghiệp và thuế hàng hóa
  • 17/4/1989 :
    Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
  • 5/5/1989 :
    Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
  • 7/8/1989 :
    Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản
  • 7/12/1989 :
    + Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
    + Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính
  • 31/8/1989 :
    Pháp lệnh Thi hành án dân sự
  • 29/9/1989 :
    Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế
  • 25/10/1989 :
    Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện điều ước Quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 11/2/1989 :
    + Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
    + Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam
    + Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về Thuế nông nghiệp
  • 16/11/1989 :
    Pháp lệnh Ðê điều
  • 23/2/1990 :
    Pháp lệnh Hải quan
  • 1/4/1990 :
    Pháp lệnh Thanh tra
  • 24/5/1990 :
    + Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    + Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính 
  • 16/7/1990 :
    Pháp lệnh Ðo lường
  • 9/4/1990 :
    + Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự
    + Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự
    + Pháp lệnh Thuế tài nguyên
  • 10/9/1990 :
    + Pháp lệnh Hợp đồng lao động
    + Pháp lệnh Thừa kế
  • 24/11/1990 :
    Pháp lệnh Lãnh sự
  • 12/1/1990 :
    Pháp lệnh Trọng tài kinh tế
  • 1/7/1991 :
    Pháp lệnh Thuế nhà, đất
  • 2/1/1991 :
    Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa
  • 6/4/1991 :
    Pháp lệnh Nhà ở
  • 7/1/1991 :
    Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
  • 7/5/1991 :
    + Pháp lệnh Hợp đồng dân sự
    + Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân
  • 8/11/1991 :
    Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước
  • 19/9/1991 :
    + Pháp lệnh Bảo hộ lao động
    + Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát Nhân dân Việt Nam
    + Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về Lực lượng An ninh Nhân dân Việt Nam
  • 29/2/1992 :
    Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam
    Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế được phê chuẩn
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định về hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ (ban hành ngày 28/4/1987).
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Ápganixtan (ban hành ngày 5/2/1988).
    Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư bổ sung lần thứ ba Hiến chương tổ chức Liên minh bưu chính thế giới (ban hành ngày 17/10/1989).
    Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về các quyền trẻ em (ban hành ngày 20/2/1990).
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (ban hành ngày 24/5/1990).
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định gia hạn nợ giữa Libi và Việt Nam (ban hành ngày 29/10/1990).

Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1921
Quê quán: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Chức vụ: Bí thư Trung ương Đảng khóa IV, V; Chủ tịch Quốc hội khóa VIII (1987-1992); Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987-1992)

Phó Chủ tịch Quốc hội

Năm sinh: 1923
Quê quán: xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Chức vụ: Bị khai trừ khỏi Đảng: 1/1999
Năm sinh: 1922
Quê quán: Xã Phương Linh, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa IV, V, VI; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VIII
Năm sinh: 1925
Quê quán: xã Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa VII; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VII, VIII
Năm sinh: 1923
Quê quán: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm , TP Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Luật gia
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VIII, IX
Năm sinh: 1944
Quê quán: xã Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Bác sĩ Y khoa chuyên ngành Sản khoa
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VIII