Thông tin

- Ngày bầu cử: 25/4/1976

- Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: hơn 23 triệu người

- Tổng số đại biểu được bầu: 492

- Cơ cấu thành phần của Quốc hội:

+ Công nhân: 16,2%

+ Nông dân: 20,3%

+ Ðảng viên: 80,8%

+ Tri thức: 18,5%

+ Dân tộc thiểu số: 14,28%

+ Phụ nữ: 26,2%

Đặc điểm và Dấu ấn nhiệm kỳ

Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước - Quốc hội khóa VI.
Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước đánh dấu bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đây là thành quả vĩ đại của 45 năm nhân dân ta đấu tranh cách mạng không ngừng kể từ khi Đảng ta ra đời, là thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN ở Việt Nam, thắng lợi của 30 năm Đảng ta lãnh đạo chính quyền nhân dân, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam dẫn đến sự thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, chính thức hóa việc thống nhất Việt Nam.
Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng Hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 là Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định đặt tên thành phố Sài Gòn-Gia Ðịnh là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở đầu cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước.
Quốc hội khóa VI đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hòa bình, xây dựng CNXH trên phạm vi toàn quốc.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp 1980.
Quốc hội khóa VI đã thẩm tra và phê chuẩn nhiều hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước. Cũng trong nhiệm kỳ này, Đoàn đại biểu Quốc Hội Việt Nam đã được chấp nhận là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (tháng 4/1979).

Các kỳ họp nổi bật

* Kỳ họp thứ nhất họp từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, tại Hà Nội

- Quốc hội đã bầu:

+ Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng (đến tháng 4/1980); quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ (từ tháng 4/1980 đến 7/1981)

+ Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ

+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết

+ Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh

+ Thủ tướng: Phạm Văn Ðồng

+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Phạm Văn Bạch

+ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Hữu Dực

- Quốc hội thành lập: Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách; Ủy ban Dự án pháp luật; Ủy ban Dân tộc; Ủy ban Văn hoá và Giáo dục; Ủy ban Y tế và Xã hội; Ủy ban Đối ngoại.

Quốc hội thông qua: + Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, thủ đô và quốc ca của nước Việt Nam thống nhất. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Nghị quyết về việc chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn-Gia định là Thành phố Hồ Chí Minh.

* Kỳ họp thứ 7 (họp từ ngày 12 đến 26/12/1980), Quốc hội đã thông qua Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hiến pháp mới - Hiến pháp 1980

Quốc hội khóa VI kéo dài 5 năm (1976-1981), với 7 kỳ họp.

Các Luật được Quốc hội khóa VI thông qua

  • 19/12/1980 :
    Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980
  • 20/12/1980 :
    Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 2/12/1978 :
    Pháp lệnh về việc Xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình
  • 21/11/1979 :
    Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
  • 26/4/1980 :
    Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh
  • 22/1/1981 :
    Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp
  • 15/9/1977 :
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào
  • 13/12/1977 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Ðức
  • 29/11/1978 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô
  • 23/2/1979 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia
  • 28/6/1979 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Liên Xô
  • 18/12/1979 :
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Ba Lan
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự Việt Nam và Bungari
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Ðức
    + Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Mông Cổ
  • 27/3/1980 :
    Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Tiệp Khắc

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Năm sinh: 1907
Quê quán: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Chức vụ: Tổng Bí thư của Đảng (5/1941 - 10/1956) và (7/1986 - 12/1986); Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa II, III, IV, V, VI

Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Năm sinh: 1905
Quê quán: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Chức vụ: Bị khai trừ khỏi Đảng 1979
Năm sinh: 1912
Quê quán: xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chức vụ: Bí thư Trung ương Đảng khóa IV; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; Hội đồng Nhà nước (7/1981 - 6/1982)
Năm sinh: 1918
Quê quán: Xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình , Vĩnh Long
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa III, IV; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa VI
Năm sinh: 1908
Quê quán: xã Long Hưng, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang)
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa II (từ 1955), III, IV; Phó Chủ tịch Quốc hội: Khóa III, IV, V, VI
Năm sinh: 1909
Quê quán: xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng; Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội (1964-1981); Bộ trưởng Quốc phòng (9/1945 đến 2/3/1946)
Năm sinh: 1907
Quê quán: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội: Khoá II, III, IV, V, IV, VII
Năm sinh: 1907
Quê quán: Thừa Thiên Huế
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư công chính
Chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Khóa II, III, IV, V, VI